Monday, March 30, 2015

[REVIEW SÁCH] CUỘC CÁCH MẠNG MỘT CỌNG RƠM

Thông tin
Tựa sách: Cuộc cách mạng một cọng rơm
Tác giả: Masanobu Fukuoka
Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh, PHOENIX BOOK, Xanh Shop
Biên dịch: Xanh Shop — Hiệu Đính: Hoàng Hải Vân
Giá tiền: 79k

Cách mạng xanh và cách mạng một cọng rơm
Vào thập niên 1940 – 1960 Cách mạng xanh ra đời giúp con người đủ lương thực đối phó với bùng nổ dân số. Cũng trong thời gian ấy một người Nhật – ngài Masanobu Fukuoka – thực hiện, minh chứng một phương pháp nông nghiệp khác, nông nghiệp tự nhiên. So sánh giữa nông nghiệp hiện đại (dựa trên cách mạng xanh) và nông nghiệp tự nhiên (cách mạng rơm, :D), ta thấy có mấy điểm chú ý sau:
Nông nghiệp hiện đại sử dụng hoá chất, phân bón, cơ giới hoá ruộng đồng, dùng các loại giống được biến đổi. Lợi ích ngay trước mắt là tăng nhanh về sản lượng trong thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu của con người. Hậu quả là nông sản ngày càng giảm chất lượng( hết ngon, hết bổ) và độc hơn( do dùng nhiều hoá chất). Đất thoái hoá, môi trường ô nhiễm. Cây trồng chống chịu kém. Người nông dân bận bù đầu bù cổ và càng lệ thuộc vào các tập đoàn hoá chất và giống.

Nông nghiệp tự nhiên không cày xới đất, không dùng phân hoá học, không làm cỏ bằng việc cày xới hay thuốc diệt cỏ, không phụ thuộc vào hoá chất. Cơ bản là “chẳng làm gì cả”, trừ vất vả một chút lúc thu hoạch. Nông nghiệp tự nhiên hạn chế tối đa ảnh hưởng của con người đến thiên nhiên. Và vì thế thực phẩm vừa ăn ngon, vừa là thuốc chữa bệnh. Môi trường được giữ nguyên vẹn. Người nông dân thảnh thơi và no đủ. Yếu điểm của nông nghiệp tự nhiên đó là cần thời gian dài để những kết quả trên thành hiện thực, khi ban đầu con người đã tác động đến thiên nhiên rồi

Cách mạng xanh nhận được ngân quỹ cuả Rockefeller Foundation, Ford Foundation...(theo wiki). Do đó công chúng được tuyên truyền về tính ưu việt của nó, còn các chính phủ có lẽ cũng đã nhận tiền để thực hiện chương trình này. Người ta rất ít, và hầu như không biết đến nông nghiệp tự nhiên.


Cọng rơm thức tỉnh cách sống của con người

Viết về nông nghiệp tự nhiên, ông Fukuoka hết sức nhẹ nhàng và khiêm nhường.Ông đơn giản kể lại câu chuyện cuộc đời mình; không bảo ban chỉ dạy. Những triết lí mà ông “thoáng thấy qua” có sức mạnnh như những cọng rơm được phủ lên khắp cánh đồng, để cho hạt giống cỏ dại chính là người đọc tự nảy nở và vươn lên. Chậm, chắc và lâu dài.
Có mấy điều ta hay lầm tưởng:
Con người là sinh vật cấp cao, ưu việt hơn các loài khác hay cũng chỉ là một mắc xích trong vạn vật
Các biện pháp canh tác hiện đại như nhà kính, tưới nước nhỏ giọt theo nhu cầu của cây, lai tạo và biến đổi gen, tạo nông sản trái mùa,... liệu luôn cho sản phẩm tốt nhất?
Làm nông là vất vả và bận rộn, hay là trở về và phụng sự thiên nhiên?
Sẽ có nhiều điều về cách sống, nhân sinh quan mà ta sẽ suy ngẫm lại khi đọc tác phẩm này. Mỗi người sẽ thu được quả ngọt khác nhau. Nhưng chắc chắn “cuộc cách mạng – một cọng rơm” không chỉ để đọc dăm ba lần, mà cần nghiền ngẫm lâu dài. Bởi dù là bản dịch từ tiếng anh, nhưng câu chữ vẫn rất ngắn gọn và cô đọng, và cần thời gian để hiểu sâu sắc tư tưởng của ông.

Cuốn sách vừa “nông” vừa “triết”, đọc sách thấy tâm thanh thản nhẹ nhàng như thiền. Vâỵ nên đây xứng đáng là cuốn được xếp vào sách gối đầu giường của riêng ta.

PS: link ảnh: "http://itsorganic.in/wp-content/uploads/2014/01/Masanobu-Fukuoka.jpg"
"http://xanhshop.com/wp-content/uploads/2015/01/Bia_CachMangRom_final_web1.jpg"
link tham khảo: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_xanh

Friday, March 20, 2015

NHỊN ĂN - THỬ THÁCH 12 NGÀY

Phương pháp mình thực hiện là dựa theo bài viết sau đây. Cách pha chế của mình cũng gần giống như cách của họ, không khác bao nhiêu.

Trước khi nhịn ăn: cân nặng 56 kg, huyết áp ổn định 110/70 mmHg, gầy ốm, nhiều mụn, thích tìm hiểu cái mới, ... và vẫn đang học và thực tập tại trường.
Bắt đầu từ 19h ngày 29/06 và kết thúc lúc 19h 11/07

Ngày 1: Buổi sáng đầu tiên, mình cảm thấy hơi cồn cào trong bụng, có lúc chóng mặt thoáng qua rồi hết.  Đến trưa, dấu hiệu lạ đầu tiên là từ đường tiểu: tiểu hơi gắt buốt; kế đó là đi tiêu ra phân màu đen , đóng khuôn, dài. Cũng hơi bất ngờ vì không nghĩ cơ thể phản ứng lại nhanh như vậy. Ngoài ra thì chỉ thèm ăn chút xíu thôi, cũng không đến nỗi cồn cào, bủn rủn tay chân, hay mệt mỏi lả người gì cả.

Ngày 2: Tiêu phân đen một lần, hôi hơn hôm trước, đóng khuôn, từng đoạn ngắn. Không còn thấy tiểu gắt buốt nữa. Đến chiều cân lại thì còn 55kg.

Ngày 3: Ngủ quên nên sáng dậy trễ, 6h45’ mới lên trường. Vì không pha nước chanh kịp nên làm tạm 1 lít nước, 4 muỗng đường và một trái chanh vắt vội cho cói hương. Vậy mà cả buổi sáng vẫn không đói bụng, thấy vẫn thoải mái chứ không có cảm giác mệt mỏi và bủn rủn. Đến 13h30’ chiều thì bụng kêu rột rột rồi  tiêu chảy: phân lỏng xanh đen, khá hôi, lượng ít; chủ yếu là xác tép chanh nhỏ tí ti mà mình đã uống. Bắt đầu từ giờ, khi pha nước chanh sẽ gạn bỏ phần cái, chỉ lấy phần nước uống. Cân nặng bây giờ còn 53 kg.


Ngày 4: Sáng nay thi cuối đợt, kịp uống 2 cốc nước chanh chuẩn bị trước giờ G. Lần này tinh thần ổn định, không lo lắng nhiều như những lần thi nội y3, và skill nhi. Ơn trời tâm trạng thoải mái nên chọn trúng trại tiêu hoá. Vậy là yên tâm không lo rớt rồi. Tranh thủ cân tại ở phòng  cấp cứu thì còn 52 kg. Vậy là sau 4 ngày giảm 4 kg rồi. Không tệ. Đến chiều cùng ngày thì tiêu phân lỏng giống như ngày 3, có khác là lần này 0 có lẫn xác tép chanh nào nữa hết.

Ngày 5,6: 2 bữa này không đi tiêu thêm lần nào. Cơ thể thì nhẹ nhàng, tinh thần điềm đạm, mấy suy nghĩ “vớ vẩn” tự nó đã vút bay đâu mất tiêu. Nhưng mà thèm ăn quá. Ông anh trong phòng chế mì tôm, ăn bánh mì không chấm với tương ớt và mayoneise cũng đủ khiến xao xuyến trong  lòng. Lúc này chỉ có dặn lòng kiềm chế mà thôi. Cân nặng vào cuối ngày 6 vẫn là 52 kg. Đứng lại rồi.

Ngày 7, 8: Mỗi ngày đều tiêu phân lỏng, đen, hôi 1 lần. Ngày 9: Không thấy gì.

Ngày 10: Buổi sáng tiêu phân lỏng giống những lần trước. Lần này có lẫn 2 cục phân nhỏ, to bằng đầu ngón tay cái mà mới nhìn mình tưởng là cục sỏi gì gì đó. Sau kiểm tra lại mới xác nhận là phân. Hehe. Tiêu xong thấy dễ chịu. Cân nặng vẫn là 52 kg.

Ngày 11, 12: 2 ngày này là kì cục nhất. Mình mong đợi sẽ đi tiêu thêm lần nữa, rồi chuyển qua giai đoạn uống nước tới đâu, đi ngoài ra thế ấy, giống như mô tả của bác sĩ Ngọc. Thực tế có khác chút . Mình không đi cầu, nhưng còn đánh hơi thi thoảng trong ngày. Cổ họng thì khô, và khi uống nước chanh thì có hơi rát. Trước một lần uống được 1 ly gần đầy, nay uống 3/4 ly thì thấy đầy bụng, và có khi nấc nữa. Chắc là dạ dày đã co nhỏ lại nhiều. Đến 19h thì ngừng uống nước chanh nữa. Vậy là 12 ngày nhịn ăn đã kết thúc.

Tóm lại trong quá trình thử nghiệm lần này mình nhận thấy mấy điểm sau:

Thứ nhất: Nhịn ăn dài ngày là việc có thể làm được. Với sức khoẻ như thế nào thì được, khi nào thì không còn có nhiều bàn cãi. Nhưng mình nghĩ đa số là làm được, cẩn thân với người viêm loét dạ dày, huyết áp thấp, tiểu đường ....

Thứ hai: Mục đích là để thanh lọc cơ thể, không phải giảm cân( đối với phương pháp mình đã làm). Mong muốn của mình là thử xem cơ thể mình đã tích khoảng bao nhiêu độc chất, và khi thải ra được thì cảm giác về thân thể và tinh thần là như thế nào.

Thứ ba: Trong lúc thực hiện, có lẽ những ngày đầu sẽ mệt và đói. Cần phải vượt qua thì sau đó không còn cảm giác đó nữa. Mình thấy may mắn là cơ thể mình không phản ứng dữ dội như một số bạn khác đã gặp phải trước đó.
Cảm giác thèm ăn là chắc chắn có, và đôi khi rất mãnh liệt. Mình rảnh rỗi là google mấy thứ: bánh mì ngon nhất thành phố, cơm gà ngon nhất thành phố, lẩu ngon và rẻ, rồi bún riêu, phở, bánh xèo ... Vượt qua được nỗi thèm ăn, nhất là khi trước mắt là hình ảnh bạn bè ăn ốc, ăn bò lá lốt đầy khêu gợi, là cách để luyện tập tinh thần của chính mình.
Sau khi qua được giai đoạn đầu đói, mệt, bạn cảm thấy khoẻ ra, tinh thần ôn nhu, thâm trầm hơn, nhiều suy nghĩ lo lắng trước kia cũng nhẹ hẳn. Sinh hoạt và làm việc vẫn bình thường. Trong 12 ngày, mình trải qua 1 lần thi nhỏ, 1 lần thi lớn, tham gia hỗ trợ tổ chức hiến máu ở ktx, buổi chiều hít đất 30 cái... cũng không thấy quá căng thẳng hay quá sức. Một số bạn kể lại là khi nhịn ăn chỉ đi đứng nhẹ, tuyệt đối không làm gì. Mình nghĩ cẩn thận hơi quá.

Thứ 4: Nhịn ăn xong ăn lại như thế nào?
Mình ở KTX nên không nấu nướng được (nấu nước sôi chế mì thì ok). Cho nên không có dùng được nước gạo lứt rang mà mình đọc trên mạng. Buổi tối đầu tiên của mình là bột gạo lứt mè đen, bột đậu xanh hạt sen, và bột cacao, pha nước sôi thật loãng. Từ ngày mai sẽ ăn cháo rồi dần ăn cơm trở lại. Chắc là không vấn đề gì. :D

Thứ 5: Nhịn ăn để chữa bệnh đã được biết đến từ lâu, và thườnrg được truyền miệng trong dân gian. Mình chưa chứng kiến người nào bị ung thư, nhịn ăn, rồi khỏi bệnh. Nhưng mình có nick một bạn trên FB, có ba bị ung thư, và đã chữa khỏi nhờ nhịn ăn( một phương pháp nhịn ăn khác). Y học cổ truyền cũng ghi nhận cách này để chữa bệnh. Cụ thể là trong sách thực dưỡng của khoa YHCT trường mình có trình bày về phương pháp nhịn ăn. Trong đó có mô tả khi cơ thể ngưng tiếp nhận thực phẩm thì sẽ trải qua sự biến đổi gì, loại mô nào được tiêu hoá để tạo năng lượng trước, trạng thái cơ thể sẽ như thế nào, cách ăn lại ra sao... Tuy ngắn nhưng cũng giúp mình hiểu rõ hơn về phương pháp này. Và theo như lời anh trong phòng thì thầy của a thường xuyên thực hành nhịn ăn, và sức khoẻ của thầy rất tốt.

Để kết thúc, mình nhắn các bạn đang lăm le định thử, hay do dự vì chết não: nghĩ kĩ trước khi làm.
Để nắm bắt được thân thể mình thì nhịn ăn cũng thú vị và đáng thử lắm chứ

PS: Quá trình được thực hiện dưới sự giám sát của 2 bạn Quốc Cường và Ngọc Bảo. Cảm ơn 2 bạn đã dõi theo và sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Hehe
các ý kiến khác về việc thực hiện phương pháp này